Comments
Transcript
Công văn mới của Bộ Tài chính đến Thông tư 200
14 tháng 10 năm 2015 Điểm tin PwC Việt Nam Công văn mới của Bộ Tài chính giải đáp một số vướng mắc liên quan đến Thông tư 200 Ngày 9 tháng 9 năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 12568/BTC-CĐKT giải đáp một số vướng mắc nêu bởi bốn công ty kiểm toán Big 4 liên quan đến Thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 (gọi tắt là “Thông tư 200”). Sau đây là tóm tắt và diễn giải của PwC cho một số nội dung chính dựa trên Công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính: Lựa chọn đơn vị tiền tệ kế toán Các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng và mua hàng chủ yếu bằng ngoại tệ và thỏa mãn điều kiện sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền ghi sổ kế toán thì vẫn có thể được lựa chọn VNĐ làm đồng tiền ghi sổ kế toán mà không bắt buộc phải lựa chọn đồng ngoại tệ. Chuyển đổi báo cáo tài chính (“BCTC”) sang VNĐ Doanh nghiệp không phải áp dụng hồi tố Thông tư 200 trong việc chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang VNĐ. Do đó, số liệu so sánh của BCTC năm đầu tiên chuyển đổi sang VNĐ theo Thông tư 200 được chuyển đổi theo hướng dẫn của Thông tư số 244/2009/TTBTC ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2009. Số dư đầu năm của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được chuyển đổi sang VNĐ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm được chuyển đổi dựa vào số dư đầu năm cộng/trừ các biến động trong năm. PwC Tài liệu này chỉ đưa đến cho Quý vị những thông tin tổng quan về một số vấn đề đang được quan tâm và không được xem như ý kiến tư vấn chuyên nghiệp. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ: • Nguyễn Hoàng Nam – Phó Tổng Giám đốc +84(8) 3823 0796 (Ext. 1006), [email protected] • Lương Thị Ánh Tuyết – Giám đốc Kiểm toán +84(8) 3823 0796 (Ext. 2036), [email protected] • Tống Thu Hương – Trưởng phòng Cao cấp Kiểm toán +84(4) 3946 2246 (Ext. 2009), [email protected] Tỷ giá Theo nhận định của một số doanh nghiệp, việc Thông tư 200 yêu cầu phải áp dụng nhiều loại tỷ giá khác nhau như tỷ giá mua, tỷ giá bán, tỷ giá tại thời điểm góp vốn v.v. gây khó khăn cho doanh nghiệp vì phần lớn các phần mềm kế toán hiện tại chưa hỗ trợ cho việc ghi nhận theo nhiều loại tỷ giá khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Tài chính, việc áp dụng nhiều loại tỷ giá khác nhau theo Thông tư 200 hiện nay giúp phản ánh đúng bản chất tài chính và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh hơn việc áp dụng một tỷ giá. Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, lý do khó áp dụng quy định tỷ giá theo Thông tư 200 do phần mềm kế toán là chưa hợp lý. Theo quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC, một trong số những tiêu chuẩn của phần mềm kế toán là phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có. Theo PwC, nếu doanh nghiệp đang gặp phải các vướng mắc thực tế trong việc áp dụng quy định này về mặt tỷ giá thì doanh nghiệp nên đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra, chẳng hạn như rủi ro phải nộp thêm thuế và rủi ro không tuân thủ Chế độ kế toán Việt Nam. Dự phòng hoàn nguyên môi trường Theo Thông tư 200, dự phòng hoàn nguyên môi trường phải ghi vào chi phí. Theo Bộ Tài chính, mức trích, thời điểm bắt đầu và kết thúc việc trích v.v phải thực hiện theo cơ chế chính sách áp dụng cho từng ngành nghề, từng đơn vị. Tuy nhiên Bộ Tài chính chưa hướng dẫn rõ phải ghi nhận toàn bộ khoản dự phòng này vào chi phí ngay khi áp dụng Thông tư 200 hay được phân bổ trong một khoảng thời gian nhất định. Theo PwC, doanh nghiệp có thể dựa vào thông lệ quốc tế để ước tính dự phòng hoàn nguyên môi trường. PwC cũng đang tiếp tục nghiên cứu thêm về vấn đề này. Chi phí trả trước Việc phân loại chi phí trả trước ngắn hạn hay dài hạn căn cứ vào kỳ hạn gốc của từng khoản chi phí trả trước mà không căn cứ vào kỳ hạn còn lại. Doanh nghiệp không tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn. PwC Tài liệu này chỉ đưa đến cho Quý vị những thông tin tổng quan về một số vấn đề đang được quan tâm và không được xem như ý kiến tư vấn chuyên nghiệp. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ: • Nguyễn Hoàng Nam – Phó Tổng Giám đốc +84(8) 3823 0796 (Ext. 1006), [email protected] • Lương Thị Ánh Tuyết – Giám đốc Kiểm toán +84(8) 3823 0796 (Ext. 2036), [email protected] • Tống Thu Hương – Trưởng phòng Cao cấp Kiểm toán +84(4) 3946 2246 (Ext. 2009), [email protected] Bất động sản đầu tư (“BĐSĐT”) Theo Thông tư 200, BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá không phải trích khấu hao. Số dư khấu hao lũy kế trước đây vẫn được tiếp tục trình bày trong chỉ tiêu hao mòn lũy kế mà không bù trừ với giá gốc của BĐSĐT. Thông tư 200 quy định doanh nghiệp phải ghi nhận tổn thất do suy giảm giá trị của BĐSĐT để phù hợp với thông lệ quốc tế và khi BĐSĐT tăng trở lại thì doanh nghiệp được hoàn nhập tối đa bằng số đã ghi giảm trước đây. Doanh nghiệp chỉ đánh giá giảm nguyên giá BĐSĐT và ghi nhận khoản tổn thất vào giá vốn hàng bán khi có dấu hiệu và bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT bị giảm giá so với giá trị thị trường và khoản giảm giá được xác định một cách đáng tin cậy. Nếu việc suy giảm giá trị của BĐSĐT không xác định được giá trị suy giảm một cách đáng tin cậy thi doanh nghiệp không ghi nhận khoản tổn thất do suy giảm giá trị của BĐSĐT nhưng cần thuyết minh trên BCTC. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (“EPS”) Theo thông tư 200, công thức tính EPS có sự thay đổi so với Chuẩn mực kế toán số 30 – Lãi trên cổ phiếu. Bộ Tài chính chưa hướng dẫn rõ liệu có phải tính lại EPS của năm trước hay không theo cách tính mới này. Theo PwC, để tăng tính so sánh cho BCTC, doanh nghiệp nên tính lại EPS của năm trước theo Thông tư 200 và thuyết minh việc tính lại này trên BCTC. Đối với các doanh nghiệp có quỹ khen thưởng phúc lợi được phê duyệt tại Đại hội đồng cổ đông thường niên (“AGM”), thường được tổ chức vào năm sau, thì số trích quỹ khen thưởng phúc lợi dùng để tính EPS là số của năm hiện hành (thường là số được tính theo kế hoạch), không phải số của năm trước (số đã được phê duyệt tại AGM). Khoản chênh lệch (nếu có) giữa số kế hoạch và số đã được phê duyệt tại AGM sẽ được dùng để tính lại EPS của năm trước (báo cáo lại) và thuyết minh trên BCTC. Tài khoản đối ứng Trước đây, khi Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 20 tháng 3 năm 2006 (“Quyết định 15”) còn hiệu lực, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phần mềm kế toán không phải do nhà cung cấp trong nước thiết kế gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy định của Chế độ kế toán Việt Nam về việc phải thể hiện quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ. Tuy nhiên, Thông tư 200 thay thế Quyết định 15 không bắt buộc sổ kế toán của doanh nghiệp phải có cột tài khoản đối ứng vì Thông tư cho phép doanh nghiệp được tự quyết định biểu mẫu số kế toán miễn là doanh nghiệp phải phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. PwC Tài liệu này chỉ đưa đến cho Quý vị những thông tin tổng quan về một số vấn đề đang được quan tâm và không được xem như ý kiến tư vấn chuyên nghiệp. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ: • Nguyễn Hoàng Nam – Phó Tổng Giám đốc +84(8) 3823 0796 (Ext. 1006), [email protected] • Lương Thị Ánh Tuyết – Giám đốc Kiểm toán +84(8) 3823 0796 (Ext. 2036), [email protected] • Tống Thu Hương – Trưởng phòng Cao cấp Kiểm toán +84(4) 3946 2246 (Ext. 2009), [email protected] Doanh thu Nếu công ty bán hàng tặng kèm hàng khuyến mãi thì phải phân bổ doanh thu cho hàng bán và hàng tặng. Trong trường hợp công ty đã giao hàng bán cho khách hàng nhưng chưa giao hàng tặng thì chỉ được ghi nhận doanh thu phân bổ cho hàng bán. Khi nào công ty giao hàng tặng cho khách hàng thì mới được ghi nhận phần doanh thu còn lại phân bổ cho hàng tặng. Theo nguyên tắc thận trọng doanh nghiệp chỉ có thể trích trước chi phí mà không thể trích trước khoản giảm trừ doanh thu (chẳng hạn như chiết khấu thương mại) vì nếu đã xác định được số doanh thu bị giảm trừ thì phải ghi nhận doanh thu theo số thuần ngay. Trường hợp kỳ trước bán hàng, kỳ sau mới phát sinh khoản giảm trừ doanh thu thì áp dụng chuẩn mực kế toán về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Nếu khoản giảm trừ doanh thu thỏa mãn sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán thì được coi là sự kiện cần điều chỉnh và được điều chỉnh vào doanh thu kỳ bán hàng kỳ này. Ngược lại, khoản giảm trừ doanh thu được điều chỉnh vào kỳ mà việc chiết khấu, giảm giá phát sinh. Việc có ghi nhận hay không ghi nhận doanh thu, giá vốn đối với các giao dịch mua, bán hàng giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp là do doanh nghiệp quyết định mà không phụ thuộc vào hình thức chứng từ xuất ra là hóa đơn hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Khác Thông tư 200 có một số lỗi chính tả dẫn đến sai lệch về nội dung của Thông tư. Chẳng hạn như trong hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (“BCLCTT”) theo phương pháp gián tiếp chỉ tiêu tăng giảm chi phí trả trước (mã số 12), “tiền thuê đất không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình” được xem như luồng tiền từ hoạt động đầu tư và phải loại trừ ra khỏi chỉ tiêu này chứ không phải là “tiền thuê đất đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình” như trong Thông tư (Thông tư ghi thiếu từ “không”). Ngoài ra, chỉ tiêu thu nhập khác (mã số 31) và chỉ tiêu chi phí khác (mã số 32) theo Thông tư 200 được tính dựa trên chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT. Thông tư 200 đã ghi thừa từ “BĐSĐT” do doanh thu và giá trị còn lại của BĐSĐT được ghi vào tài khoản 5117- doanh thu kinh doanh BĐSĐT và tài khoản 632 – giá vốn hàng bán. PwC Tài liệu này chỉ đưa đến cho Quý vị những thông tin tổng quan về một số vấn đề đang được quan tâm và không được xem như ý kiến tư vấn chuyên nghiệp. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ: • Nguyễn Hoàng Nam – Phó Tổng Giám đốc +84(8) 3823 0796 (Ext. 1006), [email protected] • Lương Thị Ánh Tuyết – Giám đốc Kiểm toán +84(8) 3823 0796 (Ext. 2036), [email protected] • Tống Thu Hương – Trưởng phòng Cao cấp Kiểm toán +84(4) 3946 2246 (Ext. 2009), [email protected]