Comments
Description
Transcript
PwC Saratoga: Thước đo của tháng
www.pwc.com PwC Saratoga: Thước đo của tháng Chào mừng đến với chương trình “Thước đo của tháng” của cộng đồng các chuyên gia Nhân sự phụ trách Phân tích Nguồn nhân lực khu vực Châu Á Thái Bình Dương! Trung tâm PwC Saratoga khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Singapore bắt đầu sáng kiến này cho các chuyên gia trong khu vực có nhu cầu nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ thông qua các quyết định dựa trên dữ liệu cụ thể. Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng đây chỉ là một trong hàng nghìn tài liệu quý phải đọc trong quá trình làm việc mỗi tháng. Vì vậy chúng tôi trình bày các thước đo thật đơn giản. Mỗi tháng một thước đo Thông qua chương trình này, chúng tôi cung cấp mỗi tháng một thước đo cùng với định nghĩa, và quan trọng hơn, diễn giải về những gì mà thước đo có thể mang đến cho tổ chức. Học từ nhau Chúng tôi rất vui được lắng nghe những chia sẻ của quý vị về việc những dữ liệu nhân lực giúp quý vị tạo dựng thành công đội ngũ nhân viên như thế nào. Nếu quý vị muốn chia sẻ kinh nghiệm hoặc có phản hồi giúp chương trình “Thước đo của tháng” hoàn thiện hơn, xin liên hệ: Pamela McGill – Giám đốc – Bộ phận Tư vấn QLNNL và Quản lý Thay đổi – PwC Email: [email protected] Điện thoại: 0909 668 290 Hoặc Vũ Thị Lê Lan – Phó Giám đốc – Bộ phận Tư vấn QLNNL và Quản lý Thay đổi – PwC Email: [email protected] Điện thoại: 0966 633 816 www.pwc.com Saratoga: Thước đo của tháng Thước đo của tháng: Lợi tức đầu tư vào nguồn nhân lực (HCROI) Nhóm đo lường: Năng suất HCROI = Doanh thu – (Chi phí – (Chi phí Lương thưởng + Phúc lợi)) Chi phí lương thưởng + Phúc lợi Doanh thu là giá trị bằng tiền có được từ việc bán sản phẩm và dịch vụ, cùng với bất kỳ khoản thu nhập nào khác được ghi nhận cho tổ chức dưới dạng doanh thu, trợ cấp hoặc tài trợ. Chi phí Bao gồm chi phí sản xuất hoặc mua sản phẩm và dịch vụ để bán lại, chi phí lao động và nguyên vật liệu trực tiếp, giá chuyển giao từ việc mua hàng bên trong tổ chức, các chi phí hoạt động và các chi phí chung bao gồm các chi phí tài chính (khấu hao tài sản hữu hình và vô hình, lãi khoản vay), chênh lệch dự phòng nợ xấu và nợ khó đòi. Chi phí thường được tính là chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận trước thuế. Lương thưởng là tổng chi phí gộp của doanh nghiệp để trả lương tháng, lương kinh doanh, thưởng theo hiệu quả (thưởng, hoa hồng, các khoản trả dựa trên lợi nhuận), các khoản chi trả bổ sung theo thời gian làm việc (lương ngoài giờ, phụ cấp ca, trực) và các loại bảo hiểm nhà nước bắt buộc. Phúc lợi bao gồm tất cả các khoản đãi ngộ khác như lương hưu bổ sung, chăm sóc sức khỏe, xe cộ, cổ phần, các khoản lệ phí phải nộp theo quy định của một số nghề nghiệp chuyên môn, chăm sóc con cái, các phúc lợi giải trí, giảm giá sản phẩm/dịch vụ, v.v Diễn giải: • HCROI còn được tính bằng (Lợi nhuận + Lương)/Lương – Tỷ lệ này miêu tả lợi nhuận đối với tổ chức cho mỗi đơn vị chi phí cho nhân viên – thể hiện trong mô hình ở trang tiếp theo. • Lợi nhuận được coi như là nguyên tắc định hướng của hầu hết các tổ chức, đây thường là một KPI cốt lõi của tổ chức, là cơ sở để tính HCROI. Tuy nhiên, những yêu cầu “Tăng lợi nhuận!” không hỗ trợ nhiều việc quyết định đạt được lợi nhuận như thế nào nếu xét từ góc nhìn của nhà quản lý nguồn nhân lực. HCROI có giá trị lớn hơn nhờ việc kết hợp các yếu tổ thúc đẩy kinh doanh chính để đạt được mục tiêu cải thiện. Ảnh hưởng tích cực đạt được thông qua các điều kiện sau: • • • • Cải thiện doanh thu Sử dụng hiệu quả các chi phí không liên quan đến con người Cải thiện định hướng đúng của việc chi trả đãi ngộ Quản lý tốt hơn số lượng lao động. www.pwc.com Saratoga: Thước đo của tháng Thước đo của tháng: Lợi tức đầu tư vào nguồn nhân lực (HCROI) Diễn giải (tiếp): • Trên thực tế, tất cả các yếu tố này đi cùng nhau, nhưng chính vì vậy mà các yếu tố tương hỗ này thường bị bỏ qua khi sử dụng các thước đo tuyến tính, ví dụ như Doanh thu hoặc Lợi nhuận mỗi FTE. Tỷ lệ Lợi tức đầu tư vào nguồn nhân lực (HCROI) ghi nhận được bản chất năng động cần có của lợi nhuận bền vững, tức là cần cải thiện hiệu quả cuối cùng kết hợp với đầu tư vào nguồn nhân lực. Ví dụ, chỉ cải thiện doanh thu đơn thuần là không đủ để đảm bảo tăng trưởng HCROI – tăng trưởng lạm phát đơn thuần trong chi phí đãi ngộ có thể bù trừ cho tăng trưởng lợi nhuận trong tỉ lệ này. Tương tự, việc giảm số lượng lao động có thể không làm thay đổi HCROI khi đồng thời tăng đãi ngộ cho số lượng lao động còn lại. Nhìn chung, HCROI làm nổi bật bản chất thật sự của ‘làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn’. • HCROI có giá trị áp dụng như là một thước đo hướng đến tương lai để phác thảo các xu hướng gần nhất, xây dựng mô hình dự báo về số lao động hoặc doanh thu song song với phát triển các biện pháp cải tiến. HCROI là một tỷ lệ không bị ảnh hưởng bởi lạm phát quá nhiều và không thể kỳ vọng tăng trưởng quá nhanh giống như khi sử dụng các phương pháp đo lường doanh thu. Để đạt tăng trưởng HCROI cần phải tăng lợi nhuận cùng với đầu tư có quản lý vào con người. www.pwc.com Ý kiến của quý vị Chúng tôi mong muốn được nghe ý kiến của quý vị. Hãy tham gia với chúng tôi tại “Asia Pacific HR Analitics Forum” trên LinkedIn để trao đổi cách nhìn của quý vị và chia sẻ với chúng tôi về các phương pháp đo lường Nguồn nhân lực đang được tổ chức của quý vị sử dụng như thế nào để thúc đẩy thành công trong đội ngũ nhân viên.