...

Điểm Tin PwC Việt Nam Nền kinh tế toàn cầu

by user

on
Category: Documents
18

views

Report

Comments

Transcript

Điểm Tin PwC Việt Nam Nền kinh tế toàn cầu
Điểm Tin PwC Việt Nam
Khả năng Thích nghi của Nguồn Nhân lực
Tháng Sáu 2014
Nền kinh tế toàn cầu
thất thoát 150 tỷ USD
vì nhân lực không
phù hợp
Nghiên cứu mới từ PwC và LinkedIn cho thấy sự ảnh hưởng về kinh tế khi các doanh ng hiệp
không phân bổ đúng người vào đúng vị trí công việc phù hợp.
Nghiên cứu mới từ mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp PwC và LinkedIn, mạng lưới trực tuyến chuyên
nghiệp lớn nhất thế giới, cho thấy rằng ngày nay khả năng thích nghi của nguồn nhân lực tương đối thấp
– người lao động khó lĩnh hội các kỹ năng mới hoặc luân chuyển ngành nghề đang làm cho nền kinh tế
toàn cầu thất thoát hàng tỷ USD vì hiệu suất làm việc thấp, điều này cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp
phải chịu sự lãng phí lớn liên quan đến chi phí tuyển dụng mà trên thực tế hoàn toàn có thể tránh được.
Nghiên cứu Thích nghi để Tồn tại lần đầu tiên thực hiện phân tích trên hàng triệu tương tác từ mạng lưới
của LinkedIn bao gồm 277 triệu thành viên, và các thông tin từ 2.600 người sử dụng lao động dựa trên
cơ sở dữ liệu Saratoga của PwC, một trong những nguồn tài nguyên lớn và mạnh nhất thế giới về quản
lý nguồn nhân lực và quản lý hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu được những
quốc gia nào có phương pháp tối ưu hơn trong việc sắp xếp nhân lực vào các vị trí công việc phù hợp
trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu trên đã khảo sát năm hành vi nhân lực then chốt trên 11 thị trường và xác định được hai loại
"chi phí" đáng lưu ý, hai loại chi phí này khi gộp lại thì lên đến 150 tỷ USD, là tổng số tiền mà nền kinh tế
đã bị thất thoát:
Mất đi cơ hội tạo ra 130 tỷ USD từ hiệu suất làm việc bổ sung: Nghiên cứu chỉ ra mối tương quan
chặt chẽ giữa khả năng thích nghi của nguồn nhân lực tại một quốc gia cụ thể với hiệu quả hoạt động
của các công ty thuộc quốc gia đó. Trong tổng số 11 thị trường được nghiên cứu, nếu sắp xếp nguồn
nhân lực đúng người đúng việc tốt hơn có thể đạt được đến 130 tỷ USD từ hiệu suất lao động (trong đó
bao gồm 65,6 tỷ USD ở Trung Quốc, 29,3 tỷ USD ở Mỹ và 11,7 tỷ USD tại Brazil).
Có thể tránh được 19,8 tỷ USD cho chi phí tuyển dụng: Việc tiếp cận không đúng nguồn nhân lực
khiến gia tăng chi phí tuyển dụng cho người sử dụng lao động. Họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm
được ứng viên phù hợp, khả năng các nhân tài tự thấy không phù hợp sẽ nhảy việc sớm gây ra tổn thất
cho các doanh nghiệp thuộc 11 quốc gia này lên đến 19,8 tỷ USD là chi phí tuyển dụng có thể tránh
được.
Các quốc gia có tính thích nghi tốt nhất căn cứ trên Điểm số Khả năng
Thích nghi của nguồn nhân lực
Việc khảo sát được thực hiện trên một phạm vi rộng ở nhiều nền kinh tế có giai đoạn phát triển, quy mô và
các loại hình kinh tế khác nhau. Mỗi thị trường được xác định với một điểm số về Khả năng Thích nghi của
nguồn nhân lực dựa trên năm nhân tố hành vi then chốt bao gồm: trung bình số lần các nhân viên thuộc thị
trường đó luân chuyển ngành nghề, trung bình số lượng các chức vụ khác nhau một nhân viên đảm nhận
trong suốt sự nghiệp của họ, trung bình số lần thăng tiến nội bộ, trung bình số lượng các doanh nghiệp mà
một nhân viên từng làm việc, và trung bình số lượng các vị trí công việc còn trống trên mật độ dân số.
Điểm số Khả năng Thích nghi của nguồn nhân lực là công cụ hữu ích chỉ ra khả năng của một thị trường
nhằm đáp ứng với các chuyển biến cần phải có trong tương lai, đây không phải là một bức tranh toàn cảnh
về hiệu năng kinh tế hiện tại. Điểm số của các quốc gia được đánh giá rất khác nhau trong đó đứng đầu là Hà
Lan nhờ vào quy mô kinh doanh quốc tế và lực lượng lao động đa ngôn ngữ.
Các thị trường mới phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc có các điểm số thấp hơn do có ít hơn các lĩnh vực
kinh tế chín muồi và yếu tố địa lý của hai quốc gia này làm hạn chế sự linh hoạt trong việc luân chuyển nhân
sự.
Những nền kinh tế đang hoạt động tốt như Đức đạt thứ hạng thấp hơn mong đợi, một phần vì đây là một nền
kinh tế chuyên biệt, hoạt động tốt với các lĩnh vực kinh tế mạnh mẽ và ổn định, và có chiều hướng tăng
trưởng tốt như hiện nay. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm khả năng thích ứng của Đức đối với các thay đổi
liên quan đến cơ cấu kinh tế.
Bình luận về các kết quả của nghiên cứu trên, Ông Michael Rendell, Chủ phần hùn, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn
Nguồn nhân lực Toàn cầu của PwC cho biết: “Tình trạng thất nghiệp toàn cầu đang không ngừng gia tăng
trong khi còn nhiều vị trí công việc chưa tìm được người đảm nhận, các Giám đốc điều hành lo lắng về việc
thiếu hụt các kỹ năng chuyên môn của người lao động đang ngày càng trầm trọng. Người sử dụng lao động
và người lao động càng thích nghi tốt với tình hình đang liên tục thay đổi, trau dồi các kỹ năng chuyên môn để
tận dụng các cơ hội việc làm sẵn có, cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của
các tổ chức càng trở nên hiệu quả hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc sắp xếp phù hợp nguồn nhân
lực giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể giải quyết được tối đa bài toán thất thoát 130 tỷ
USD từ hiệu suất làm việc vẫn đang gia tăng trên toàn cầu, thu hẹp sự thiếu hụt về kỹ năng chuyên môn và
tạo lợi thế cạnh tranh của thị trường.”
Bảng xếp hạng
Dan Shapero, Phó Chủ tịch về Nghiên cứu và Cung cấp Giải pháp Tối ưu hóa nguồn Nhân Lực của LinkedIn
cho biết thêm: “Các quốc gia không ngừng tự tạo ra sự khác biệt cho họ trên thương trường quốc tế thông
qua nguồn tài nguyên của họ là con người. Cho đến nay, họ vẫn đang đối mặt với các thách thức không nhỏ
khi đánh giá các kỹ năng chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm của lực lượng lao động do sự khan hiếm
nguồn dữ liệu chuyên nghiệp. Chúng tôi rất hy vọng các quốc gia sẽ tận dụng các thông tin đã được cung cấp
từ nghiên cứu Thích nghi để Tồn tại để tối ưu hóa nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tạo ra nhiều cơ hội
việc làm cho lực lượng lao động của họ”.
Hạng
Quốc gia
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Hà Lan
Anh
Canada
Singapore
Mỹ
Úc
Pháp
Đức
Brazil
Ấn Độ
Trung Quốc
Tổng cộng
Xem báo cáo chi tiết tại:
www.pwc.com/talentadaptability
Điểm số Khả năng
thích ứng của
nguồn nhân lực**
85
67
61
57
57
52
41
39
36
34
23
Hiệu suất làm việc
mất đi*
Chi phí tuyển
dụng*
Tổng chi phí thất
thoát*
1.44 tỷ
1.86 tỷ
0.22 tỷ
29.34 tỷ
3.65 tỷ
3.23 tỷ
4.92 tỷ
11.71 tỷ
8.61 tỷ
65.58 tỷ
130.56 tỷ
0.43 tỷ
0.11 tỷ
0.29 tỷ
2.37 tỷ
0.37 tỷ
N/A
N/A
0.07 tỷ
0.38 tỷ
16.02 tỷ
19.81 tỷ
1.87
1.98
0.29
31.71
4.02
3.23
4.92
11.77
8.99
81.61
150.38
* Đơn vị tính: USD
**Điểm số tương đối (Điểm số 100 có nghĩa là xếp hạng cao nhất trong cả năm nhân tố)
Khuyến nghị cho các nhân viên, người sử dụng lao động, các tổ chức
giáo dục và cơ quan chính phủ tại Việt Nam:
Mặc dù Việt Nam không nằm trong nghiên cứu này, nhưng có rất nhiều bài học kinh nghiệm đã được đúc
kết và hành động mà các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục và các cơ quan chính phủ tại Việt
Nam có thể tham khảo thông qua các kết quả nghiên cứu của chúng tôi:
Các nhân v iên
Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội và lực lượng lao động toàn cầu được kết nối
không ngừng, người lao động hiện nay dễ dàng tìm thấy những cơ hội làm việc mới. Lập kế hoạch phát
triển các kỹ năng chuyên môn, và xây dựng mạng lưới giúp họ có cơ hội chuyển đổi sang những vai trò
mới. Điều này cũng đơn giản như việc theo dõi các công ty có nhu cầu tuyển dụng tại khu vực bạn đang
cư trú, hoặc xác định các ngành nghề mới phát triển trên khắp thế giới như một cơ hội tuyệt vời để thay
đổi sự nghiệp.
Người sử dụng lao động
Nhân tài là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công mang tính cạnh tranh của doanh nghiệp, và doanh
nghiệp cần phải chuyển mình nhanh hơn để thích nghi với tác động của thị trường mới. Việc sắp xếp
nguồn nhân lực vào các vị trí không phù hợp mở ra cơ hội cho những người sử dụng lao động để nhận
diện và thu hút nhân tài thích hợp đến với tổ chức của họ. Với phương tiện truyền thông xã hội, các nhà
tuyển dụng dễ dàng xác định các ứng viên thích hợp – cả chủ động và thụ động – nhiều người trong số
họ có thể đang làm ở một vị trí công việc mà họ không hề muốn. Người sử dụng lao động nên sử dụng
các công cụ phân tích nguồn nhân lực để nhận diện các kỹ năng cứng và các kỹ năng mềm thiết yếu
nhất cho chiến lược kinh doanh hiện nay và trong tương lai, cho phép họ tuyển dụng mang tính chiến
lược nhất.
Các tổ chức giáo dục
Việc đào tạo không bao giờ có điểm dừng. Các tổ chức giáo dục nên quan tâm đến các kỹ năng chuyên
môn với nhu cầu đang tăng cao, và công việc nào đang trở nên phổ biến trong lực lượng lao động toàn
cầu. Các tổ chức giáo dục cũng nên bổ sung thêm các nội dung thích hợp để các sinh viên được trang bị
các kỹ năng cần thiết khi rời ghế nhà trường.
Các cơ quan chính phủ
Các cơ quan chính phủ nên đóng vai trò tích cực trong việc hình thành tư duy coi trọng, nuôi dưỡng và
khuyến khích khả năng thích nghi. Các điều luật về định cư và việc làm cần được chủ động xem xét,
cũng như hệ thống giáo dục và đào tạo cần được chủ động phát triển.
Chúng tôi có thể hỗ trợ Quý v ị như thế nào tại Việt Nam:
Đội ngũ ‘Quản lý Nguồn nhân lực và Quản lý Thay đổi’ của chúng tôi giúp các doanh nghiệp tạo ra các
thành công bền vững thông qua tài sản giá trị nhất - con người. Là một phần của mạng lưới PwC toàn
cầu, chúng tôi cung cấp các dịch vụ này cùng với các dịch vụ về tư vấn, tài chính, thuế, và pháp lý từ văn
phòng của chúng tôi tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nếu Quý vị muốn trao đổi trực tiếp về cách thức để
cải thiện khả năng thích nghi của nguồn nhân lực và các chương trình phát triển nguồn nhân lực, vui lòng
liên lạc với đội ngũ tư vấn chúng tôi.
Tài liệu này chỉ nhằm đưa đến cho Quý vị những thông tin tổng quát về một số vấn đề đang được quan tâm, và
không cấu thành những nội dung tư vấn chuyên nghiệp từ phía chúng tôi.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết các dịch vụ của chúng tôi
Tại TP Hồ Chi Minh : Vui lòng liên hệ Pamela McGill +84 909 668 290, [email protected]
Tại TP Hà Nội: Vui lòng liên hệ Vũ Thị Lê Lan +84 966 633 816, [email protected] .com
Fly UP